Phân biệt các loại muối ăn và ảnh hưởng của muối đến sức khỏe

Muối ăn là gì

Phân biệt các loại muối ăn thông dụng và ảnh hưởng của muối đến sức khỏe

“Muối ăn hay không muối?” là câu hỏi được đưa ra trong nhiều năm qua dành cho các bác sĩ khi yêu cầu mọi người giảm lượng muối ăn vì lý do sức khỏe. Họ cho rằng chế độ ăn nhiều muối là tác nhân dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ. Nhưng nhiều nghiên cứu lại cho thấy muối vẫn mang lại nhiều lợi ích nếu tiêu thụ đúng loại muối và đủ hàm lượng. Sau đây Yến sào Tâm Khang sẽ đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về muối ăn thông qua bài viết dưới đây.

Phân biệt các loại muối ăn và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người
Phân biệt các loại muối ăn và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người

1. Muối ăn là gì?

Muối là một loại khoáng chất tinh thể, được thu hoạch từ các mỏ muối, bay hơi từ nước biển hoặc những vùng nước giàu khoáng chất, bao gồm hai nguyên tố là Natri (Na+) và Clo (Cl-). Các khoáng chất có trong muối đều rất cần thiết cho cơ thể, có chức năng quan trọng giúp não và các dây thần kinh truyền xung điện để duy trì sự sống cho con người.

Ứng dụng của muối ăn

Nhìn chung, muối được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là làm gia vị chế biến thực phẩm, giúp làm tăng hương vị cho các món ăn. Hơn nữa muối còn được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, sử dụng muối với hàm lượng lớn sẽ gây tăng huyết áp và một số vấn đề cho sức khỏe.

Phần lớn lượng Natri được cơ thể hấp thụ từ các thực phẩm chế biến sẵn và việc hấp thụ nhiều Natri sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu khẩu phần ăn của bạn chủ yếu là thực phẩm tươi chưa qua chế biến thì bạn không cần phải bận tâm nhiều đến việc nêm thêm muối vào thức ăn.

Muối khi sử dụng hàm lượng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Muối khi sử dụng hàm lượng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Các dạng muối ăn

Muối thô

Muối thô là muối thu được ngay tại các trang trại muối, lúc này muối vẫn chưa qua giai đoạn tinh chế, giữ nguyên các khoáng chất, có vị mặn hơn và kích thước to hơn muối tinh. Tuy vậy các chuyên gia cho rằng việc sử dụng muối thô có thể dẫn đến bệnh bướu cổ bởi thiếu I-ốt, khoáng chất được bổ sung vào khi tinh chế muối.

Muối tinh

Đây là loại muối được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ngoài sử dụng làm gia vị trong chế biến các món ăn, muối tinh còn được sử dụng trong sản xuất giấy, công nghiệp nhuộm, sản xuất xà phòng, các chất tẩy rửa… Thông thường quá trình tinh muối sẽ lấy nguyên liệu từ muối thô, qua nhiều công đoạn để đạt được độ ẩm dưới 6% và tiến hành đóng gói sau khi kết tủa lại muối.

Muối i-ốt

Đây là dạng muối tinh nhưng đã được bổ sung I-ốt. Muối I-ốt thường được sử dụng trong trong các bữa ăn, giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh bướu cổ, chứng phù niêm và chứng đần ở trẻ nhỏ.

3. Phân biệt các loại muối ăn thông dụng và ảnh hưởng của muối đến sức khỏe con người

Có rất nhiều loại muối trên thị trường khác nhau về màu sắc, kết cấu, hương vị và giá trị dinh dưỡng. Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào 4 loại muối được sử dụng rộng rãi sau đây:

3.1 Muối ăn thông thường (muối tinh)

Muối ăn thông thường hay còn gọi là muối tinh luyện, loại muối này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và dễ dàng tìm thấy trong nhà bếp của mọi gia đình. Muối ăn thông thường được tinh luyện cực kỳ chuyên sâu với cường độ cao nên hầu hết các khoáng chất vi lượng và tạp chất khác đều được loại bỏ hoàn toàn.

Đối với các loại muối được xay nhuyễn có thể gặp tình trạng kết tụ lại với nhau, tạo nên cục vón. Để khắc phục vấn đề này, người ta thường cho thêm một số chất chống kết tủa khi tinh luyện muối để chúng trở nên mịn hơn. Ngoài ra ở một số quốc gia trên thế giới, loại muối này cũng chứa một lượng i-ốt bổ sung giúp chống lại tình trạng thiếu i-ốt, suy giảm trí nhớ và một số bệnh khác.

Ảnh hưởng của muối tinh đến sức khỏe

Nhìn chung, muối ăn không tinh khiết, trong muối chứa 97,5% Natri clorua và 2,5% hóa chất. Tiêu thụ quá nhiều loại muối này có thể gây thừa nước trong các mô cơ thể dẫn đến sưng tấy, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân và các vấn đề sức khỏe khác. Muối này xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt bạn nên chọn các thực phẩm tươi và khi chế biến chi nêm vừa đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg Natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày. Mức Natri tối thiểu cơ thể phải được cung cấp hằng ngày để đảm bảo hoạt động bình thường là khoảng 200-500mg/ ngày, tương đương 0,5-1,2g muối/ngày.

các loại muối ăn
Không nên tiêu thụ quá nhiều muối tinh trong một ngày

3.2 Muối biển

Nếu bạn đã từng ăn muối biển thì bạn sẽ biết có sự khác biệt lớn về kết cấu khi so sánh với muối tinh. Muối biển thường ít xay hơn, có nghĩa là các mảnh muối lớn hơn. Loại muối này được tạo ra bằng cách làm bay hơi nước biển và thường chứa một số khoáng chất vi lượng như kali, sắt và kẽm.

Muối biển có màu càng đậm thì chứa dinh dưỡng và tạp chất càng cao. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nước biển hiện nay đang ở mức độ đáng báo động, nên trong muối biển có thể chứa hàm lượng lớn kim loại nặng như chì, gây hại cho sức khỏe khi hấp thụ vào cơ thể.

Muối biển

3.3 Muối hồng Himalaya

Muối hồng Himalaya có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya, nó được gọi là muối tinh khiết nhất trên trái đất vì nó được cho là không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại hoặc chất gây ô nhiễm. Một lợi ích khác của muối Himalaya là nó chứa lượng Natri thấp hơn muối ăn, thêm vào đó, nó cũng chứa một lượng nhỏ khoáng chất như sắt, kali, magie và canxi. Trên thực tế, 16% muối Himalaya là khoáng chất vi lượng tự nhiên. Nó chỉ có 84% Natri clorua (so với muối ăn là 97,5% Natri clorua).

Các bác sĩ cho biết, thường xuyên dùng muối hồng Himalaya có thể giúp cân bằng điện giải, cân bằng độ pH trong cơ thể, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc tố. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, loại muối này thô hơn một chút và mang lại hương vị đậm đà, chắc chắn sẽ làm hài lòng vị giác của bạn.

Ngoài các công dụng truyền thống của muối hồng, trên thị trường Việt Nam hiện nay lần đầu tiên xuất hiện công nghệ sấy muối himalaya cho yến sào. Nhờ những tảng đá muối hồng này sẽ giúp sản phẩm yến sạch, khỏe hơn và chất lượng cao hơn bao giờ hết.

muoi hong himlaya
Muối hồng Himalaya được các chuyên gia khuyên dùng

Yến sào sấy muối Himalaya - Công nghệ sấy muối lần đầu tiên có mặt tại Việt NamYến sào sấy muối Himalaya – Công nghệ sấy muối lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

3.4 Muối Celtic

Muối Celtic hay còn gọi là muối biển Celtic bởi muối này có nguồn gốc từ Brittany (Pháp) gần với biển Celtic. Muối này có màu hơi xám đặc trưng và luôn giữ được độ ẩm cho dù bảo quản như thế nào.

Muối Celtic có chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và magie, đồng thời có hàm lượng Natri thấp nhất trong các loại muối nên thường được các chuyên gia khuyến khích sử dụng khi so sánh với muối hồng Himalaya.

muối ăn Celtic
Muối Celtic có màu xám đặc trưng

4. Các thành phần khoáng chất trong các loại muối

Dưới đây là bảng so sánh về hàm lượng khoáng chất của muối ăn, muối Himalaya và hai loại muối biển – muối biển Celtic và Maldon – theo một nghiên cứu năm 2010:

Canxi

Kali

Magie

Sắt

Natri

Muối tinh chế

0.03%

0.09%

<0.01%

<0.01%

39.1%

Muối biển Maldon

0.16%

0.08%

0.05%

<0.01%

38.3%

Muối Himalaya

0.16%

0.28%

0.1%

0.0004%

36.8%

Muối Celtic

0.17%

0.16%

0.3%

0.014%

33.8%

 

Mỗi loại muối có hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc và hương vị khác nhau. Qua bảng trên bạn có thể thấy muối Celtic có chứa lượng Natri thấp nhất, lượng magie và canxi lại chiếm tỷ lệ cao nhất so với các muối còn lại, hay muối hồng Himalaya chiếm hàm lượng Kali cao nhất trong các muối.

Tuy nhiên, bảng so sánh trên chỉ có giá trị tham khảo, bạn không nên dựa hoàn toàn vào bảng chỉ số này để lựa chọn muối có chứa các khoáng chất ngoài Natri. Bởi trên thực tế, lượng khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt trong muối chỉ chiếm một khoảng nhỏ không đáng kể so với mức độ chất hấp thụ được từ các nguồn thực phẩm.

5. Muối nào tốt nhất cho sức khỏe con người

Cần phải biết rằng các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người bao gồm hàm lượng Natri tiêu thụ trong ngày và hoá chất trong quá trình tinh luyện muối. Vì vậy người tiêu dùng cần phải kiểm soát lượng Natri nạp vào cơ thể và tránh các hãng sản xuất muối chứa nhiều hoá chất nếu muốn có một sức khỏe tốt.

Muối tốt cho sức khỏe

Trong trường hợp bạn muốn tiêu thụ nhiều muối hơn vì lý do nào đó, chuyên gia khuyến cáo dùng muối hồng Himalaya và muối biển Celtic bởi đây là hai loại muối chứa thành phần khoáng chất vi lượng cao và có thành phần Natri thấp hơn so với các loại muối khác.

Hàm lượng Natri mà một người bình thường tiêu thụ không nên vượt quá 2300 mg (theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA) và không nên vượt quá 1500 mg so với người có bệnh lý về tim mạch (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA).

Tuy nhiên mọi người chỉ nên dùng vừa đủ lượng muối hơn thay vì bỏ hoàn toàn muối ăn ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mình, bởi nếu hao hụt Natri trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh lý như đột quỵ, bướu cổ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên sử dụng vừa đủ loại muối có chứa I-ốt hoặc các thực phẩm tự nhiên chứa I-ốt như trứng, sữa, cá biển, tảo biển… giúp hạn chế bệnh bướu cổ và các bệnh về tuyến giáp.

Hy vọng qua bài viết phân biệt các loại muối ăn thông dụng và ảnh hưởng của muối đến sức khỏe trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, có cái nhìn tổng quát hơn trong việc lựa chọn, tiêu thụ muối ăn nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Yến sào Tâm Khang: Công nghệ sấy muối Himalaya đầu tiên tại Việt Nam